1/ Các định luật cơ bản
- Định luật bảo toàn khối lượng: tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tạo thành.( Xem thêm về định luật bảo toàn năng lượng)
- Định luật thành phần không đổi: thành phần về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất là không đổi, không phụ thuộc vào cách điều chế nó.
- Định luật tỷ lệ bội
- Khi hai nguyên tố kết hợp với nhau hình thành hợp chất, khối lượng của nguyên tố này kết hợp với cùng một khối lượng của nguyên tố kia, có tỉ lệ là những số nguyên đơn giản.
- Ví dụ: Nguyên tố Nitơ và nguyên tố Oxi
N2O 14g nito có 8g oxi
NO 14g nito có 16g oxi
N2O3 14g nito có 24g oxi
NO2 14g nito có 32g oxi
N2O5 14g nito có 40g oxi
Vậy tỷ lệ: 8:16:24:32:40 = 1:2:3:4:5
Mol, Số Avogardo, Khối lượng mol, Thể tích mol của chất khí
Video hướng dẫn
- Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng một số phân tử khí.
- Ví dụ: Ở 0 độ và 1atm, 22,6l khí có chứ 6,02.1023 phân tử khí.
- Hệ quả: ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol khí có thể tích là 22,4l.
2/ Các công thức cơ bản
- Mol: là lượng chất có chứa 6,02.1023 hạt vi mô (ion, nguyên tử, phân tử).
- Chất khí:
Ở điều kiện tiêu chuẩn: n=V/22,4
Ở điều kiện bất kì: n=(P.V)/(R.T)
P: áp suất (atm)
V: thể tích (lít)
R: 22,4/273=0,08205
T: nhiệt độ Kelvin (T=*C + 273)
* Ví dụ: Tính số mol khí N2 tương ứng với 0,5l N2 (đo ở 25*C và 730 mmHg
GIẢI
nN2={ [(730/760).0,5]/[0,08205.(25+273)]}=0,01964 mol
- Chất rắn: n=m/M
- Dung dịch: n=CM.V
- Hạt vi mô: n=A/N
A là số hạt vi mô, A= 6,02.1023
- Là tỉ số khối lượng của hai chất khí hoặc hơi chiếm cùng thể tích và đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất
- dA/B = mA/mB (A và B ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
- Chọn V=22,4l và điều kiện tiêu chuẩn
dA/B = mA/mB = MA/MB ( A và B chiếm cùng thể tích, ở cùng điều kiện)
- Khối lượng phân tử trung bình của 1 hỗn hợp
Mtb = ( xM1+yM2+…)/(x+y+…)
x,y là thể tích hay số mol hay %V, % số mol của các chất.
* Ví dụ: một hỗn hợp A gồm 0,5 mol N2, 0,2 mol H2, 0,1 mol O2. Tính d A/không khí.
GIẢI
Mtb = (0,5.28+0,2.2+0,1.32)/(0,5+0,2+0,1) = 22
d A/không khí = Mtb/29=22/29
- Độ tan: S = (mct.100)/mdm
Độ tan là số gam chất tan có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa ở một điều kiện xác định.
Đối với chất rắn, khi tăng nhiệt độ thì S tăng
Đối với chất khí, khi giảm nhiệt độ hay khi tăng áp suất hay vừa giảm nhiệt độ vừa tăng áp suất thì S tăng.
* Ví dụ: Tính độ tan của chất biết cứ hòa tan 53g Na2CO3 vào 250g H2O ở 18*C thu được dung dịch Na2CO3bão hòa.
GIẢI
S Na2CO3 = 53.100/250 = 21,2g
- Nồng độ mol: CM = n/V (M)
Thể tích dung dịch cuối phản ứng có hai cách tính:
* Nếu đề bài không cho khối lượng riêng của dung dịch cuối thì:
V dd cuối = tồng thể tích chất lỏng đã pha trộn
* Nếu đề bài cho khối lượng riêng của dung dịch cuối thì:
V dd cuối = m dd cuối/ d dd cuối
- Nồng độ phần trăm khối lượng
C% = (m ct.100)/m dd
Khối lượng dung dịch sau phản ứng sẽ bằng tổng khối lượng dung dịch tham gia trừ đi khối lượng kết tủa hoặc bay hơi sau phản ứng.
* Ví dụ: hòa tan 20g NaOH vào 180g H2O thu được dung dịch NaOH. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng?
GIẢI
mct = 20g
mdd = mct + mdm = 20 + 180 = 200g
C% = (mct.100)/mdd = (20.100)/200 = 10%
- Biểu thức liên hệ giữa CM và C%
CM = (10.D.C%)/M
- Thứ tự phản ứng xảy ra trong dung dịch
Phản ứng trung hòa
Phản ứng trao đổi
Phản ứng hòa tan chất kết tủa
Phản ứng oxi hóa khử