Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học dưới sự chỉ đạo của BGH, chiều ngày 16 tháng 01 năm 2016; 2 tổ chuyên môn là tổ Văn-Sử-Giáo dục công dân và tổ Sinh- Hóa- Địa đã thực hiện thành công chuyên đề tháng 01 năm 2016 do đồng chí Nguyễn Thị Điệp, Phạm Văn Quý thực hiện.
Mở đầu buổi sinh hoạt, đồng chí Nguyễn Thị Điệp với 06 bản SKKN đã được Hội đồng khoa học cấp Thành phố xếp loại (Loại B: 04, Loại C: 02 ) đã chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp những suy nghĩ, nhận thức khi xác định và tiếp cận vấn đề, các phương pháp, cách thức nghiên cứu cũng như giải pháp, những cách làm đã được thử nghiệm và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Theo kinh nghiệm chia sẻ của đồng chí thì mỗi giáo viên đều tự đúc rút được những kinh nghiệm của mình thông qua thực tế của quá trình lên lớp đó là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được để góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên. Cũng theo đồng chí để viết một SKKN, người viết cần phải làm rõ được yêu cầu về mục đích, thực tiễn, sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN.
Tiếp đến là các bước tiến hành viết một SKKN: Chọn đề tài (đặt tên đề tài),Viết đề cương chi tiết, Tiến hành thực hiện đề tài, Viết bản thảo và hoàn chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn. Đồng chí nhấn mạnh SKKN là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu dày công mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện khả năng, kinh nghiệm, tâm huyết được chắt lọc từ những trải nghiệm nghề của bản thân người viết. Đó thực sự là những kinh nghiệm cực kỳ quý báu, không chỉ thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học giáo dục mà còn đem lại những hiệu quả thực sự to lớn, thiết thực trong công tác giảng dạy. Cũng trong buổi sinh hoạt, nhiều đồng chí giáo viên băn khoăn về cấu trúc của SKKN và đồng chí đã đưa ra cấu trúc của SKKN:
- Bìa
- Trang phụ bìa
- Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )
Phần A: Phần mở đầu( Đặt vấn đề)
I. Lý do chọn đề tài
1.Cơ sở lý luận
2.Cơ sở thực tiễn
II. Ý nghĩa mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp thực hiện đề tài
Phần B: Phần nội dung
I. Nội dung lý luận lien quan trực tiếp đến vân đề nghiên cứu
1. Khái niệm
2. Cấu tạo
3…..
II. Thực trạng vấn đề
III. Mô tả một số giải pháp đã thực hiện
IV. Kết quả( bắt buộc phải có)
V. Bài học kinh nghiệm
Phần C: Kết luận và khuyến nghị
1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN(Nội dung, ý nghĩa, hiệu quả…)
2. Các đề xuất và khuyến nghị
Phần D:Tài liệu tham khảo
Mục lục
Sau cùng đồng chí hiệu trưởng Nguyễn Kim Thúy kết luận chỉ đạo công tác SKKN là cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành, chú ý những điểm mới của năm học. Các đề tài sáng kiến cần phải đăng kí từ đầu năm, trong quá trình dạy học cần có các hoạt động đối chứng để đề tài sáng kiến thực sự hiệu quả.
Để khai thác hiệu quả mô hình trường học điện tử ngoài kiến thức về công nghệ thông tin thì giáo viên cần có kĩ nằng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong đó có Bảng tương tác thông minh. Đồng chí Phạm Văn Qúy đã hướng dẫn cách sử dụng một cách cụ thể về các tính năng của bảng như cách dạy phần mềm PowerPion trên bảng, hay cách khai thác các thanh công cụ, tài nguyên học liệu của bảng…
Khép lại buổi chuyên đề là sự quyết tâm của các đồng chí giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn nhằm đưa chất lượng dạy và học của nhà trường phát triển vững chắc lên một tầm cao mới.