Chuyên đề đã thể hiện rõ nét phương pháp giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn, giáo dục thông qua thực hành, ứng dụng.
Các thầy cô giáo là ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong tổ Khoa học tự nhiên.
Mở đầu tiết học, học sinh được đặt trước một vấn đề thực tiễn cần giải quyết có liên quan đến kiến thức khoa học đó là thực trạng đuối nước ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ đặt ra cho các học sinh lớp 8A5 là thiết kế những chiếc phao cứu sinh từ các chất liệu tùy chọn. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, giáo viên đã khéo léo lồng ghép, tổ chức các hoạt động. Trong hoạt động vận dụng, học sinh trực tiếp được lên ý tưởng, chọn nguyên vật liệu, thiết kế, trực tiếp trải nghiệm làm sản phẩm, thử nghiệm và cải tiến làm ra những chiếc phao cứu sinh có tính ứng dụng cao.
.
Sản phẩm của các con học sinh
Các con HS và sản phẩm của nhóm.
Sự thành công của chuyên đề tích hợp dạy học STEM bài Chế tạo phao cứu sinh đã phần nào tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên khi bước đầu tiếp cận với dạy học theo định hướng giáo dục STEM, đồng thời cũng đem đến sự hứng khởi, là nguồn động lực để mỗi giáo viên tích cực tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng giáo dục STEM vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường