1.2. Sốc nhiệt nguy hiểm như thế nào?
- Sốc nhiệt là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Người bị sốc nhiệt nhẹ thuwongf sẽ chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, cảm lạnh, viêm họng…,nặng hơn thì mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da, dị ứng. Nghiêm trọng nhất là người bị sốc nhiệt có thể bị ngộp thở, ngất xỉu, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
1.3. Các biện pháp phòng ngừa sốc nhiệt:
* Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp:
Nhiều người có thói quen để điều hòa ở nhiệt độ thấp dưới 20 độ C để nhanh chóng xua tan cái nóng. Tuy nhiên khi mà nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng điều hòa chênh lệch quá lớn thì nguy cơ bị sốc nhiệt càng cao. Theo các chuyên gia, nhiệt độ ngoài trời – nhiệt độ trong phòng điều hòa nên chênh lệch khoảng 7 độ là an toàn nhất. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 – 28 đôc C, đây là mức nhiệt độ lí tưởng giúp bạn không gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nếu cảm thấy vẫn chưa đủ mát, bạn có thể kết hợp thêm với các thiết bị khác như quạt điện, quạt hơi nước…thay vì giảm nhiệt độ xuống thấp.
* Không ngồi trong điều hòa quá lâu:
Dùng điều hòa nhiệt độ quá lâu có thể khiến da bị khô, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh dị ứng, bệnh đường hô hấp, nhất khi khi điều hòa không được vệ sinh định kì.
Tốt nhất bạn không nên sử dụng điều hòa liên tục quá 8 tiếng. Sau khoảng thời gian này, tắt thiết bị một vài tiếng trước khi sử dụng lại, mở cửa để giữ cho phòng thông thoáng, tránh tích tụ khí C02 và các vi khuẩn trong không khí.
* Bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa:
Nếu phòng học không có lỗ thông gió, quật thông khí thì bầu không khí lạnh trong phòng rất dễ bị nhiễm khuẩn, tích tụ nhiều C02 nếu không khí trong phòng không được làm mới. Do đó, nên lắp quạt thông gió cho phòng học để vừa có không khí tươi mới vào phòng và vừa không phải mở cửa phòng.
* Hạn chế học sinh ra ngoài sân trường khi trời nắng:
Sau khi ở ngoài trời nắng nóng hoặc mới tập luyện thể thao, học sinh nên ở phòng ngoài một thời gian để nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường trước khi vào phòng lạnh. Nếu bước vào phòng lạnh đột ngột, cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh.
* Vệ sinh bảo trì máy lạnh định kỳ:
Vệ sinh và bảo trì điều hòa không khí định kỳ để loại bỏ vi khuẩn tích tụ lâu ngày, làm sạch bầu không khí cũng là cách phòng tránh sốc nhiệt.
* Trước khi đi ra ngoài nên tăng nhiệt độ điều hòa:
Tắt hoặc tăng nhiệt độ điều hòa trước khi ra khỏi phòng. Như vậy sẽ làm cho cơ thể thích nghi với nhiệt độ thấp sang nhiệt độ cao, hạn chế xảy ra hiện tượng sốc nhiệt.
* Thường xuyên uống nước khi ngồi phòng điều hòa:
Không khí trong phòng điều hòa là không khí khô sẽ làm mất nước trên da, đường mũi họng nên khi ngồi trong phòng điều hòa nên thường xuyên uống thêm nước để tránh cơ thể bị mất nước quá nhiều gây khô niêm mạc mũi họng và phòng tránh sốc nhiệt.