Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL. Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỉ niệm 15 năm thành lập quận Long Biên. Gắn giáo dục pháp luật với công tác chính trị, tư tưởng đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật và các quy định của địa phương.
Trong cái gió se lạnh và nắng ấm của những ngày cuối thu, 268 học sinh lớp 6 của nhà trường vô cùng háo hức và thích thú có mặt trên chuyến xe ý nghĩa để thực hiện hành trình tham quan tìm hiểu về di tích lịch sử của Quận. Đúng 14 giờ, chuyến hành trình đưa các con học sinh đến với địa điểm đầu tiên là Đình Phúc Xá. Tại Đình Phúc Xá, Ngọc Thụy (hay còn gọi là đình An Xá) nơi thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, cô và trò nhà trường đã được tham dự Lễ dâng hương và tưởng niệm theo nghi lễ trang trọng của Ban quản lí di tích. Sau nghi lễ các con được nghe nói chuyện về sự hình thành mảnh đất An Xá. Đây chính là quê hương của Thái úy Việt Quốc công Lý Thường Kiệt đã dời đến sau khi nhường đất xây dựng kinh thành.
Cũng trong buổi chiều ngày hôm đó, tại Đình Thanh Am phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Sau lễ dâng hương cô và trò nhà trường đã được tham quan và nghe giới thiệu về đình. Ngôi đình được xây từ khá lâu, đình thờ hai vợ chồng Đào Kỳ -Phương Dung la hai vị tướng có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc, khi mất đã được phong là Đô Hộ đại vương và An Lạc công chúa. Đình cũng thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hóa thế kỉ XVI. Đình có quy mô kiến trúc lớn với diện tích là 328m2, mang đặc trưng của đình làng Việt Nam. Ngôi đình này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 09/01/1990
Có thể nói, chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đình Phúc Xá và Đình Thanh Am đã đem lại cho cô và trò trường THCS Đô Thị Việt Hưng những trải nghiệm quý báu. Chuyến tham quan lần này, giúp các con học sinh tiếp thu được những kiến thức bổ ích, lí thú, góp vào hành trang kiến thức của mình về di tích lịch sử văn hóa địa phương, về truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông. Đồng thời buổi tham quan cũng góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, từ đó khơi dậy trong các con lòng tự hào và ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương mà nhà trường đã thực hiện có hiệu quả trong năm học 2018- 2019.
Một số hình ảnh của buổi tham quan:
Học sinh được tìm hiểu về các câu chuyện lịch sử hao hùng của các vị anh hùng dân tộc
đã có công dựng nước, giữ nước cho dân tộc ta.
Giáo viên nhà trường thắp nén nhang bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cây đại thụ văn hóa dân tộc:
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm